Truyện Kiều, 14 thập kỉ dịch và tiếp nhận, 75 bản dịch trong 20 ngôn ngữ

(Nguyễn Thị Sông Hương) – Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học số 585, tháng 11 năm 2020 và trong Kỷ yếu Hội thảo “Nguyễn Du – Truyện Kiều qua văn bản và các liên văn bản văn chương nghệ thuật” của Viện Văn học, tháng 11/2020.

Tóm tắt: Kể từ bản dịch đầu tiên bằng tiếng Pháp năm 1884 đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được dịch ra 20 ngôn ngữ với 75 bản dịch. Tiếng Pháp là ngôn ngữ đầu tiên tiếp nhận Truyện Kiều, sau đó là tiếng Ba Lan, tiếng Séc, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Đức. Nhiều bản dịch được thực hiện dựa trên tiếng Pháp, ngôn ngữ có ảnh hưởng nhất ở thời kỳ đầu. Sau này, các bản dịch tiếng Anh ngày càng chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, tiếng Việt có ảnh hưởng dần trên thế giới, đa phần các bản dịch sau này đều dịch trực tiếp từ tiếng Việt. Truyện Kiều ra thế giới thông qua quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và mỗi giai đoạn hình thành nên những nhóm dịch giả khác nhau. Dịch giả và độc giả là hai nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng lớn tới việc tiếp nhận Truyện Kiều trên thế giới.

Từ khóa: Kiều, Truyện Kiều, Nguyễn Du, bản dịch, chuyển ngữ, tiếp nhận

Abstract: Since it was first translated into French in 1884, Nguyen Du’s The Tale of Kieu has been translated into 20 languages, with 75 translations. French was the first language used to translate The Tale of Kieu, followed by Polish, Czech, Japanese, Chinese, English and German. Many translations are based on the French version, the most influential language in the early days. Later, English translations have increasingly prevailed. Besides, Vietnamese has gradually gained in standing, and most recent translations have worked directly from the original. The Kiều tales were thus brought to a global audience via linguistic influence and each stage in this process was represented by a different profile of translators. Translators and readers are the primary actors who have determined the reception of The Tale of Kiều throughout the world.

Key words: Kieu,The Tale ofKieu, Nguyen Du, translation, reception

This entry was posted in NGHIÊN CỨU VĂN HỌC. Bookmark the permalink.

Leave a comment